80s toys - Atari. I still have
Hôn nhân và tiền bạc
Lời thề trong hôn nhân nói
rằng hai bạn sẽ gắn bó
bên nhau trọn đời, trong
hạnh phúc, sướng vui,
trong đói khổ, hoạn nạn...
Nhưng vật chất – tiền bạc
- yếu tố cơ bản để đảm
bảo một cuộc sống tốt đẹp
nhiều khi lại chính là liều
thuốc độc giết chết hôn
nhân. Thực tế cuộc sống
cho thấy, biết bao đôi tình
nhân hạnh phúc đi lên từ
bàn tay trắng, nhưng đến
khi đủ đầy, hai người lại
đành rẽ ra hai lối. Tại anh,
tại em hay tại tiền bạc?
Một trong những nhân tố
quan trọng của một cuộc
hôn nhân hạnh phúc và
thành công là khả năng xử
lý vấn đề tài chính. Vấn
đề này không riêng chỉ ở
người chồng đứng ở tiền
tuyến - vốn được coi là
trụ cột kinh tế của gia đình
- hay người vợ, đứng ở
hậu phương, thu vén
chuyện chi tiêu. Hạnh phúc
gia đình sẽ được bảo đảm
khi cả hai biết xử lý vấn
đề quan trọng và nhạy
cảm này một cách khéo léo
và tinh tế.
Hai người với hai môi
trường sống khác nhau,
cùng những khác biệt về
tính cách sẽ đưa đến
những quan niệm khác
nhau về tiền bạc và
những khác biệt này đi
vào cuộc sống chung, góp
phần quyết định cho một
tương lai hạnh phúc hoặc
những chuỗi ngày ảm đạm.
"Chúng tôi chẳng cãi nhau
về chuyện gì, nhưng cứ
đụng đến tiền bạc là y như
rằng..." - có lẽ hơn một lần
trong đời, chúng ta than
thở về điều đó. Hãy thử
nhìn nhận vấn đề một cách
đơn giản hơn và học cách
xử lý ngay từ khi mọi
chuyện còn chưa quá
muộn!
Tiền bạc - một vấn đề
nhạy cảm cần được giải
quyết một cách đúng đắn
trong quan hệ tình yêu và
hôn nhân
- Tìm hiểu kỹ quan niệm
về tiền bạc của đối
phương: Đừng bao giờ
dùng thái độ tra hỏi hay tỏ
ra quá nghiêm túc như một
cuộc điều tra xã hội học.
"Anh nghĩ thế nào về
giàu và nghèo", "Hồi nhỏ
anh dùng tiền tiêu vặt vào
việc gì?"... những câu hỏi,
dường như bâng quơ
trong nhiều cuộc nói
chuyện có thể giúp bạn
hiểu rõ quan niệm về tiền
bạc của chàng.
- Bày tỏ suy nghĩ của
mình về tiền: Đừng ngại
ngần nói rõ những suy
nghĩ của mình với người
bạn đời về tiền bạc. Bạn
có sợ nghèo khó? Bạn
thích "vừa là đủ" hay thật
nhiều tiền? Bạn có ngại
ngần mỗi khi nói về vấn
đề nhạy cảm này? Hay bạn
hoàn toàn cởi mở? Hãy
chia sẻ với người bạn đời
điều này.
- Xác định rõ khi nào nên
chi ra 1 khoản: Trên cùng
một cơ sở kinh tế như
nhau, với 1 số người, chi
ra 100 nghìn ngoài dự kiến
cũng là một vấn đề,
nhưng ngược lại một số
khác sẵn sàng bỏ ra cả
triệu mà không cần suy
nghĩ. Bạn cần hiểu rõ
phản ứng của người bạn
đời về việc chi tiêu để
biết vun vén cho cuộc
sống gia đình.
- Bàn luận về khoản tiết
kiệm chung: Hai bạn sẽ độc
lập về tài chính, hay cùng
góp chung một khoản? Lối
sống hiện đại và nhịp
sống gấp gáp, không ít
cặp vợ chồng thực thi chế
độ "thân ai nấy lo", tiền
anh anh tiêu, tiền tôi tôi
tiêu. Đây là một vấn đề
hết sức nhạy cảm, nhưng
cũng phải được làm rõ một
cách sớm nhất.
Tiền anh, tiền tôi, tiền của
chúng ta...
- Ai sẽ chịu trách nhiệm chi
trả các hóa đơn: Mọi việc
có thể rất ấm êm, cho đến
khi các hóa đơn thi nhau
xuất hiện vào cuối mỗi
tháng: tiền điện, tiền
nước, tiền gas, tiền học
phí cho con.. n khoản ập
đến có thể khiến bạn trở
tay không kịp nếu không
biết phân chia trách nhiệm
một cách hợp lý.
Giai đoạn đầu của cuộc hôn
nhân, người phụ nữ có thể
còn bỡ ngỡ trước những
vấn đề này. Tuy nhiên,
bạn cùng chồng có thể
ngồi lại để tính toán
những khoản chi tiêu sao
cho hợp lý. Đừng ngần
ngại vấn đề trách nhiệm,
ví như: chồng sẽ phụ
trách tích lũy cho các
khoản chi tiêu lớn, mua
nhà, mua xe; trong khi nội
tướng như bạn sẽ lo phí
sinh hoạt, sữa cho con...
Trong cuộc sống hôn
nhân, tiền bạc là một trong
những yếu tố quan trọng
để hai vợ chồng cùng vun
đắp cho cuộc sống. Nhưng
nó cũng dễ dàng trở thành
con dao hai lưỡi đâm toạc
tờ giấy đăng ký kết hôn.
Bởi vậy, ngay từ đầu, hãy
xác định rõ thái độ và
cách ứng xử với tiền bạc,
để học cách hòa hợp với
nhau, không chỉ trong tình
yêu, cuộc sống, cách nuôi
dạy con trẻ, mà còn trong
cách xử lý các vấn đề tài
chính